Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Ông Phạm Minh Chính – Chính khách mang đến nhiều kỳ vọng trên chính trường Việt Nam.
Ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà quan sát, phân tích tình hình Việt Nam, từ nước ngoài, đã tập trung sự chú ý và đặt nhiều kỳ vọng vào nhân vật được đồn đoán (nay là sự thật) sẽ đứng đầu Chính phủ trong nhiệm kỳ năm năm tới – ông Phạm Minh Chính.

Người ta đánh giá cao ông Chính trước hết là từ bản trích ngang với những trải nghiệm thực tiễn phong phú mà ông đã kinh qua và thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công an, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh – nơi mà ông đã góp công rất lớn xây dựng thành một trong những địa phương phát triển năng động nhất của Việt Nam hiện nay, rồi đến vị trí đầy quyền lực Ủy viên Bộ Chính trị và đồng thời là Bí thư Trung ương phụ trách việc sắp đặt về tổ chức, bộ máy, nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tác giả Paul Schuler (Trợ lý Giáo sư tại Trường Chính phủ và Chính sách Công, Đại học Arizona, Hoa Kỳ), trong một bài viết trên tạp chí EasAsiaForum nêu nhận xét : “Quyết định đưa ông Phạm Minh Chính vào vị trí đứng đầu Chính phủ là một lựa chọn khôn ngoan của Đại hội 13, sẽ có tác động lớn đến tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam ở cấp quốc gia và địa phương”.

Ở cấp quốc gia, việc ông Chính được lựa chọn có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai cơ chế lãnh đạo tập thể của Việt Nam. Mặc dù, các nhà bình luận luôn đề cập cơ chế lãnh đạo tập thể của Việt Nam bằng khái niệm “tứ trụ”, nhưng sẽ là chính xác hơn khi nói rằng hai trong số những trụ cột này (Tổng bí thư và Thủ tướng) là hạt nhân, đảm bảo cho sự lãnh đạo tập thể của Đảng và Nhà nước. Nhiệm kỳ vừa qua, việc hợp nhất tạm thời hai chức vụ Chủ tịch nước và Tổng bí thư, cũng như thành lập lại các cơ quan Đảng ở Trung ương là Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính Trung ương vào năm 2012, đã từng làm dấy lên lo ngại rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đang cố gắng sắp xếp lại cán cân quyền lực truyền thống nói trên. Tại Đại hội 13, việc lựa chọn cùng lúc ông Trọng ở lại chức vụ Tổng Bí thư và ông Chính vào vị trí Thủ tướng cho thấy lo ngại đó sẽ không xảy ra, ít nhất là trong ngắn hạn, Đảng Cộng sản dường như sẽ tiếp tục phát huy đường lối lãnh đạo truyền thống với một nhân vật Thủ tướng mạnh mẽ đặt trong cơ chế lãnh đạo tập thể của Bộ Chính trị do ông Tổng Bí thư đứng đầu, như các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc trước đây. Với tư cách là người vừa đảm nhiệm khá thành công vị trí Trưởng Ban Tổ chức của Đảng, ông Chính đã có trải nghiệm sâu sắc về nguyên tắc vận hành hệ thống chính trị ở Việt Nam và cũng có sức ảnh hưởng lớn đối với hệ thống này. Một phân tích mới đây trên tạp chí Nghiên cứu Việt – Mỹ, cho rằng kinh nghiệm làm việc trong Bộ Công an cũng là một điểm mạnh của ông Chính, nếu được phát huy một cách hiệu quả và sáng suốt, vì ở thời đại ngày nay tại tất cả các các quốc gia, mọi vấn đề đối nội, đối ngoại, kinh tế, thương mại và an sinh xã hội đều không nhiều thì ít liên quan đến an ninh quốc gia.

Việc lựa chọn ông Chính cũng có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách thể chế ở cấp độ địa phương. Những nỗ lực trước đây của ông Chính nhằm tinh giản bộ máy hành chính cho thấy rằng sự cải cách đầu tiên mà ông có thể theo đuổi là loại bỏ các thiết chế không còn phù hợp để hướng tới mục tiêu của cuộc cải cách do Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 2008 là tăng cường hiệu quả trong hoạch định chính sách và giảm chi phí của bộ máy hành chính. Điều này đã được thực hiện trong một cuộc thí điểm ở 10 tỉnh từ năm 2010 – 2016. Một số nghiên cứu cho thấy kết quả của cuộc cải cách rất đáng chú ý, đã làm giảm tham nhũng và tăng hiệu quả hoạch định chính sách như dự kiến. Người ta đang kỳ vọng Chính phủ của ông Chính sẽ tiếp tục công cuộc cải cách này với những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn. Quảng Ninh là một trong 10 tỉnh được chọn làm thí điểm trong thời kỳ ông Chính giữ chức Bí thư tỉnh ủy. Kể từ đó, ông đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất này. Thực tế, việc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang được tạo điều kiện để loại bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện trong nhiệm kỳ chính quyền sắp tới, càng cho thấy chính sách đó có triển vọng được làm sống lại, không chỉ là một thử nghiệm. Một cuộc cải cách khác mà ông Chính có thể thúc đẩy là hợp nhất các chức vụ trong Đảng và Nhà nước ở cấp địa phương. Mục tiêu của cải cách này cũng hướng tới giảm gánh nặng ngân sách, tăng hiệu quả hoạt động bộ máy và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng ở cấp cơ sở: Bí thư cấp xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng thôn đồng thời là Bí thư chi bộ thôn.

Ngoài ra, khi làm Trưởng ban tổ chức Trung ương, ông Chính đồng thời là Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế. Khi đứng đầu tỉnh Quảng Ninh, ông Chính đã tỏ ra ủng hộ việc thành lập các đặc khu kinh tế được tổ chức tinh gọn và hiệu quả. Theo một số học giả Mỹ, đối với Việt Nam, việc lập các đặc khu kinh tế là việc nên làm và sớm muộn gì cũng sẽ phải làm, ông Chính đã có kinh nghiệm liên quan vấn đề này.
Ông Phạm Minh Chính được lựa chọn làm Thủ tướng mang một số ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Ở cấp quốc gia, sự lãnh đạo tập thể sê được duy trì để đảm bảo sự ổn định và cả tính kế thừa. Ở cấp địa phương, kỳ vọng sẽ thúc đẩy bộ máy chính quyền tinh gọn hơn, hiệu quả hơn. Đối với người dân Việt Nam, có lẽ, kỳ vọng của họ đặt vào ông Chính, không gì khác hơn là địa phương nào ở Việt Nam cũng phát huy được hết tiềm năng để tăng tốc phát triển giống như ông Chính đã thành công khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh./.
DanQuyen.com (Theo Tiến sỹ Nguyễn Hữu Hoạt)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Đại tướng Tô Lâm: Lần đầu tiên “an ninh con người” thành mục tiêu phát triển (29-03-2021)
    Nhân sự tái cử và lần đầu tham gia Bộ Chính trị khóa XIII (31-01-2021)
    Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư khóa XIII (31-01-2021)
    Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, bổ sung kinh phí để phòng, chống Covid-19 (11-08-2020)
    Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ muốn quan hệ Việt - Mỹ mạnh mẽ và tiến xa hơn nữa (12-07-2020)
    ASEAN 36 sẽ họp trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì (22-06-2020)
    Vì sao phải công bố dịch trên toàn quốc? (01-04-2020)
    Financial Times đánh giá cao mô hình chống COVID-19 chi phí thấp ở Việt Nam (24-03-2020)
    TP.HCM đóng cửa nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc... đến hết tháng 3 (24-03-2020)
    Khuyến nghị toàn dân dùng app khai báo y tế phòng chống COVID-19 (10-03-2020)
    Thủ tướng yêu cầu hoãn công tác nước ngoài để tập trung phòng chống COVID-19 (08-03-2020)
    Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong, nước không tới được ĐBSCL (21-02-2020)
    Dừng các chuyến bay giữa Việt Nam và Vũ Hán (24-01-2020)
    Đang theo sát 2 người Trung Quốc bị sốt nhập cảnh vào Đà Nẵng (15-01-2020)
    Samsung có kế hoạch tuyển 3.000 kỹ sư Việt Nam (28-11-2019)
    Việt Nam nói về việc Mỹ chuyển giao thêm tàu tuần tra (21-11-2019)
    Bộ Ngoại giao hoàn toàn bác bỏ nhận định Việt Nam không có tự do Internet (07-11-2019)
    Doanh nghiệp Hong Kong né thương chiến, nhắm Việt Nam trước tiên (06-11-2019)
    Việt Nam nhận vai trò chủ tịch ASEAN 2020 (04-11-2019)
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Đây là tội ác nghiêm trọng (03-11-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152988724.